Bảo mật tài khoản facebook 2014 bạn phải làm những gì?

Bảo mật hay bảo vệ tài khoản facebook cá nhân hay công ty giờ đây là trở thành một việc vô cùng cần thiết và phải làm ngay lập tức. Mình xin hướng dẫn các bạn những cách bảo mật tài khoản facebook 2014

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi

Phải nói rằng Facebook đến thời điểm này đã thực sự bùng nổ và tại sao nó lại như một cái gì đó không thể thiếu đối với những cư dân cộng đồng mạng. Mình xin đưa ra một vài ý kiến cá nhân như sau

>> Một vài lời khuyên khi kết bạn trên Facebook
>> Tìm hiểu những bộ Icon ngộ nghĩnh của Facebook

1. Dễ dàng truy câp trên nhiều thiết bị 

Chỉ cần sử dụng một thiết bị nào đó có khả năng truy cập internet là bạn có thể vào facebook của mình một cách dễ dàng. Theo sự phát triển của smartphone và máy tính bảng thì tỉ lệ đăng nhập bằng các thiết bị này đang tăng cao so với máy tính cá nhân. Bạn có thể download facebook cho iphone hay android về để trải nghiệm ngay

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi1

2. Là công cụ bán hàng mạnh mẽ

Do có rất nhiều lượt truy cập và tính năng chia sẻ và viral cực mạnh mà facebook đã trở thành một công cụ bán hàng rất hiệu quả trong kinh doanh online. Nhiều bạn trẻ đã kiếm bộn tiền bằng việc kinh doanh chỉ qua Facebook. Hiện nay bạn có thể tạo một shop như 1 website bán hàng chuyên nghiệp cùng chế độ gửi email và tin nhắn thuận tiện

3. Là công cụ quảng cáo truyền thông và làm thương hiệu

Vẫn là yếu tố cộng đồng và lan truyền cao nên tận dụng facebook để làm truyền thông thương hiệu là việc mà rất nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đã sử dụng và có những kết quả thực sự bất ngờ. Các bạn có thể xem rất nhiều Fanpage của các công ty để tham khảo về việc này

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi2

Có thể nói Facebook đối với nhiều người nó đã trở thành tài sản hay là một cái gì đó có thể quy đổi ra tài chính. Vì vậy mà việc bảo vệ tài khoản facebook cá nhân trở thành một vấn đề cấp thiết trong cộng đồng Facebook hiện nay. Sau đây mình xin chia sẻ các cách bảo vệ tài khoản facebook hiệu quả 2014

Các cách bảo vệ tài khoản facebook 2014

Vào Setting tài khoản ở phía góc trên phải của màn hình, Chọn Setting/ Thiết lập
bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi3
bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi4

Đầu tiên, bạn có thể đổi email:

Bạn có thể đổi email mà bạn vẫn thường dùng để đăng nhập vào Facebook.
Vì các hacker có thể tấn công qua mật khẩu của Facebook hoặc tấn công qua tài khoản email. Việc không để lộ email đăng nhập Facebook cũng làm giảm rủi ro bị tấn công tài khoản và lấy mất tài khoản mà chúng ta thường gọi là bị hacked.

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi5

Sau khi đổi email xong, bạn xác nhận mật khẩu để lưu lại thay đổi.

Sử dụng 7 tính năng bảo mật của Facebook

Bạn chuyển sang tab Bảo mật/ Security, ở đây có 7 tính năng bảo mật cho tài khoản, và lời khuyên là các bạn nên “Bật” sử dụng cả 7 tính năng này.

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi6

Đầu tiên là tính năng thông báo đăng nhập. Mỗi khi ai đó đăng nhập vào FB (kể cả bạn) thì FB sẽ gửi email và sms thông báo cho bạn rằng “có ai đó đăng nhập tài khoản”. Nếu là bạn đăng nhập thì không sao, nếu không phải là là bạn thì có sao, và có rất nhiều sao: ai, tại sao, có gì nguy hiểm không…?

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi7

Tiếp theo là tính năng “Xác thực đăng nhập lần II” đây là tính năng bảo mật 2 lớp. Lớp bảo mật đầu tiên là mật khẩu của bạn, sau khi bạn vào thì FB sẽ gửi 1 sms qua điện thoại hoặc sinh mã code qua ứng dụng Facebook trên điện thoại của bạn. Bạn sẽ dùng mã code 6 số này để nhập vào và đăng nhập thành công. Đây là mật khẩu dùng một lần nên sẽ đảm bảo.

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi8

SMS sẽ được FB gửi tới số điện thoại mà bạn đăng ký. Lưu ý là đối với thuê bao Viettel thì bạn phải đăng ký dịch vụ “nhận tin nhắn từ FB” thì tin nhắn sms mới được hiển thị. Bạn soạn tin F gửi tới 9223, phí thuê bao dịch vụ này là 10k/ tháng và đây là dịch vụ của Viettel, Vietel khá biết kiếm tiền của thuê bao đấy ạ.

Với tính năng này, thì khi bạn bị xâm nhập bằng mật khẩu thì bạn vẫn được bảo vệ thêm 1 lần nữa. Tất nhiên là khóa thì phòng người ngay chứ không phòng được cao thủ thật sự.

Bạn có thể xem xét tính năng App Passwords, tính năng này giống với sms nhưng mà code này do app sinh ra. App Facebook mà bạn chơi trên di động ấy.

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi9

Bạn nên chọn 3-5 người bạn thân thiết nhất để làm “danh sách tin cậy”, trong trường hợp tài khoản của bạn bị hacked mất, bạn có thể thông qua những tài khoản này để dễ dàng lấy lại tài khoản của mình.

Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra tính năng “Trình duyệt tin cậy” này để xem những trình duyệt nào khả nghi mà không phải là do bạn đăng nhập, thì bạn xóa nó ra khỏi danh sách đáng tin cậy, sẽ giúp bạn được an toàn hơn. Bởi có thể bạn đã đăng nhập vào FB từ một máy tính có virus hoặc đã bị lưu mật khẩu.

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi10

bao-mat-tai-khoan-facebook-2014-nen-lam-nhung-gi11

+_)((*&$#%^#@^!@!$%$^&*&*))_^%^$@#$%#^#@!$^&*)()(+(_+&^%$@#@!~

Sử dụng mật khẩu một cách khoa học

Các bạn nên đặt mật khẩu có độ dài ít nhất là 8 ký tự, dài hơn 8 ký tự càng tốt. Vì các mật khẩu có ký tự dài, khiến cho các hacker mất nhiều thời gian hơn để phá được mật khẩu. Không đặt mật khẩu giống nhau cho tất cả các tài khoản (email, internet banking, facebook, twitter, vv…)

Mật khẩu các bạn nên đặt theo công thức như sau: có chữ in thường (abcdef), chữ in HOA (ABC), số (123), ký tự đặc biệt (~@#$%^&*()_+ và cả khoảng Trắng nữa).

Thí dụ bạn có thể đặt mật khẩu là: Thudo*HanoI2$2$ (Tạm dịch là Thủ Đô Hà Nội 2020)

Và trung bình từ 3-6 tháng bạn nên đổi mật khẩu một lần. Hàng tháng bạn nên vào phần Security của FB để kiểm tra xem có chuyện gì bất thường không để xử lý.

Hạn chế đăng nhập tài khoản của mình tại các máy tính lạ, wifi lạ, nên cài phần mềm Internet Security có bản quyền cho máy tính cá nhân của mình.

Chúc các bạn bảo mật và an toàn trên mạng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng với các tài khoản dịch vụ mạng xã hội, email… khác.

Tham khảo: phananhonline.com

0 comments:

Post a Comment