Những điện thoại vang bóng một thời của Nokia


Kỷ nguyên huy hoàng của Nokia đã chính thức kết thúc vào ngày 25/4. Những thành công sau này, nếu có, sẽ thuộc về Microsoft.








Nokia 1011 (1992) không phải điện thoại di động đầu tiên, cũng không phải thiết bị GSM đầu tiên, nhưng là chiếc điện thoại GSM đầu tiên được bán đại trà.








Nokia 2110 (1994) lại được nhớ đến như là điện thoại đầu tiên sử dụng đoạn nhạc chuông nổi tiếng nhất thế giới.








Nokia 5110 (1998) cho phép người sử dụng thay vỏ màu theo ý thích.








Nokia 8110 (1998) là điện thoại Nokia đầu tiên có dáng trượt. Nó còn được gọi là Banana Phone (vì hơi cong như quả chuối) hoặc Matrix Phone (vì xuất hiện trong phim Ma Trận).








Nokia 7110 (1999) có trình duyệt WAP. Sáu năm sau, thiết kế này được lặp lại trên Nokia 8800 với vỏ thép không gỉ.








Nokia 8210 (1999) là một trong những điện thoại nhỏ nhất và nhẹ nhất thời điểm đó. Nó có cổng hồng ngoại và xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình và phim như Charlie's Angels.










Nokia 3310 (2000) có tính năng quay số bằng giọng nói, cho phép thay đổi vỏ và có thiết kế thân thiện với người dùng.








Dài và mỏng, Nokia gọi 6310 (2001) là điện thoại doanh nhân. Nó có kết nối thời thượng là Bluetooth bên cạnh cổng hồng ngoại, game Java và hỗ trợ GPRS.








Nokia 3530 (2002) có bàn phím lạ mắt, có trình duyệt WAP và nhạc chuông đa âm sắc.








Nokia 7650 (2002) tiếp tục là một ngôi sao trong bộ phim Minority Report và là điện thoại đầu tiên của Nokia được trang bị camera. Nó còn có màn hình màu, hệ điều hành Symbian và phím điều hướng.








Có một điện thoại mà cả Apple iPhone lẫn Samsung Galaxy vẫn chưa thể đánh bại, đó là Nokia 1100 (2003) - chiếc điện thoại ăn khách nhất thế giới với hơn 250 triệu máy được tiêu thụ toàn cầu.








Nokia 3200 (2003) có nhiều điểm độc đáo từ bàn phim cho đến bộ vỏ lạ mắt. Nó còn có đèn flash, camera CIF, FM radio và hỗ trợ EDGE.








3650 (2003) tích hợp camera, màn hình 4.096 màu, Bluetooth, loa, quay số bằng giọng nói, khe cắm thẻ MultiMedia Cards, bàn phím tròn.








Nokia 5100 (2003) được trang bị lớp vỏ chống ẩm, chống va đập và chống bụi. Máy còn tích hợp nhiệt kế, đèn flash, có thể tính lượng calo và FM radio.








Nokia N-Gage (2003) là điện thoại kiêm thiết bị chơi game, nhưng rất tiếc bộ nhớ của máy chỉ có chưa đầy 4 MB nên không thể chứa được nhiều game hay.








Nokia 6600 (2003) là smartphone có kiểu dáng "hầm hố" nhưng hỗ trợ nhiều tính năng cao cấp như Bluetooth, hệ điều hành Symbian, cổng hồng ngoại, camera VGA, khe cắm thẻ MultiMediaCard, trình nghe nhạc RealOne, e-mail và trình duyệt XHTML.








7600 (2003) có thiết kế giọt nước với màn hình 65.000 màu và các phím được xếp vòng quanh máy. Máy còn có vỏ dễ thay đổi, camera VGA, MP3 player và hỗ trợ USB.








Nokia 7610 (2004) cũng là chiếc điện thoại di động mang dáng vẻ khá đặc biệt, chạy trên nền Symbian OS 7.0 Series 60, và rất được người dùng ưa chuộng. Sau này, vào năm 2008, Nokia giới thiệu thêm một sản phẩm cùng tên là Nokia 7610 Supernova.








Nokia 3300 (2004) là sự kết hợp ăn ý giữa điện thoại và thiết bị nghe nhạc MP3. Máy có chất lượng âm thanh tốt, hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói và bàn phím chia đôi.








Nokia 6820 (2004) có bàn phím gập sang hai bên nhìn rất lạ. Dù đây chưa thực sự là một điện thoại gập, Nokia cũng bắt đầu quan tâm đến dòng thiết bị này với 2650 và 6103.








Để nghe điện thoại trên "thỏi son" 7280 (2004), người sử dụng kéo điện thoại ra hai phía. Nó thiếu bàn phím và phải điều khiển bằng phím tròn nên không được ưa chuộng.








Nokia 6230 có đủ các tính năng từ Bluetooth, FM radio, music player, VGA camera cho đến việc hỗ trợ USB. Sau đó, Nokia tiếp tục tung ra 6230i - một trong những điện thoại đầu tiên có camera 1 megapixel.








9000 Communicator (2005) có màn hình màu và bàn phím lớn.








3250 (2006) có kiểu dáng xoay độc đáo cùng bộ nhớ lên đến 2 GB.








N95 (2007) khá to nhưng có nhiều tính năng đáng chú ý như camera 5 megapixel, quay video VGA, cổng 3,5 mm, tích hợp GPS, Wi-Fi và Bluetooth.



0 comments:

Post a Comment