Tổng quan về thị trường game mobile 2014
Một bài viết đánh giá và tổng hợp về thị trường game mobile 2014 dựa trên ý kiến cá nhân cũng như tham khảo những ý kiến của những chuyên gia trong nghành game mobile. Các số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về thị trường game mobile năm 2014
Như vậy tiềm năng và xu thế của game mobile đã tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp game còn non trẻ ở Việt Nam. Ước tính cả nước hiện có khoảng 40 doanh nghiệp, studio tham gia sản xuất và phát hành game mobile. Và nổi trội trong đó phải nhắc đến sự kiện Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông từng đứng đầu bảng xếp hạng AppStore thế giới.
Thị trường game mobile Việt Nam có tiềm năng phát triển như thế là một mặt nhờ vào số người dùng internet lẫn sở hữu Smartphone tăng nhanh chóng. Theo đó Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng thiết bị Smartphone với 17 triệu máy được tung ra thị trường. Do đó trong vòng 2 năm trở lại đây, game mobile online (gMO) cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để các NSX, NPH Game cạnh tranh quyết liệt.
Thẻ bài
Game nhập vai
Game giải trí
Game đánh bài
Game chiến thuật
Game đánh theo lượt
Các kênh phân phối game mobile nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể tên nhưAppvn (Appota), App360 (VNG), mWork và ViMarket.
Game thủ Việt Nam đa số là dùng mạng 3G để chơi game di động
Người trong cuộc tiết lộ
Ông Trần Vinh Quang - Phụ trách thị trường nước ngoài của Appota chia sẻ về cách thức hoạt động của hệ thống Appvn. Theo đó khi sản phẩm gia nhập cổng Appvn, công ty Appota sẽ dùng mọi tại nguyên có sẵn để hỗ trợ quảng bá, đưa game đến tay người dùng.
Ví dụ thông qua trang tin Gamehub để quảng bá (hiện mỗi ngày có khoảng 600.000 lượt tìm kiếm game trên đây), kế đến là mạng xã hội Onclan và quảng bá thông qua GSM và kết hợp quảng cáo trên cổng âm nhạc NCT. Ngoài ra công ty Appota còn cung cấp OEM (Oppo, Avio), ngoài ra user Line mỗi tháng đều tăng trưởng 5000 user, lượng fan trên Facebook đạt 360.000.
Nói thêm về quá trình hợp tác với các bên sản xuất game Trung Quốc, ông Quang cho biết hiện Appota gặp phải 2 vấn đề trở ngại lớn nhất chính là vấn đề bản quyền đắt đỏ và thứ hai là vấn đề hỗ trợ, hợp tác chậm so với tiến độ ban đầu.
Bởi hiện này mức phí mua bản quyền các game mobile online chất lượng đang bị đẩy giá lên rất cao. Điều này phát sinh chủ yếu từ bên đối tác Trung Quốc khi có động thái tác động tiêu cực lên thị trường game, đối tác ở Việt Nam. Việc làm này kéo theo đó là sự nhận thức sai lệch về việc hợp tác và chế độ chia sẻ kinh doanh, khiến chúng tôi khá vất vả trong việc thuyết phục và giải thích.
Còn vấn đề bên đối tác hỗ trợ và phối hợp không bài bản cũng khiến kế hoạch ra game gặp rất nhiều trở ngại và tác động không nhỏ vào sự thành bại của sản phẩm.
Các công ty kinh doanh game mobile Việt Nam trong mắt doanh nhân Trung Quốc
Sau chuyến thăm Thái Lan lần này chúng tôi tiếp tục đến Việt Nam. Và Sự kiện Win+Trip lần này chủ yếu gặp gỡ các công ty lớn ở Hà Nội và Tp.Hồ chí Minh.
Có thể nói cơ cấu phức tạp của VTC đã vượt quá sức tượng tượng của chúng tôi. VTC có các công ty con là VTC Mobile, VTC Game, VTC Online, VTC Intecom và VTC E.A.C, đều có chi nhánh ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Nhưng làm về mảng game online thì chỉ có 3 công ty đầu, nội bộ tranh đấu giành giật game với nhau rất là kịch liệt.
Lần này chúng tôi chủ yếu đến gặp gỡ VTC Online, khi giới thiệu về nghiệp vụ thì họ có nhắc đến cuộc thi miss Teen rất có sức thu hút đối với nam giới, người phiên dịch đi cùng với chúng tôi cũng bộc lộ vẻ kích động khi cho rằng sự kiện này rất là hot.
Khi hỏi đến tình hình quảng cáo của thị trường gMO Việt Nam trên truyền hình, báo chí, tạp chí như thế nào? VTC cường điệu rằng chính phủ Việt Nam rất hạn chế loại quảng cáo này, thậm chí không thể triển khai.
Quay trở về với VNG, mặc dù trong năm nay công ty này mới bắt đầu triển khai gMO nhưng thực lực rất mạnh.
Hiện VNG đã ký xong hợp đồng mua 5 game mobile online lớn từ Trung Quốc và đang ra sức để quáng bá và lần lượt tung các sản phẩm này ra thị trường trong khoảng cuối năm 2014 và đầu năm 2015.
Trước mắt phần mềm OTT Zalo đã tiến hành ra mắt một số game mobile online nhỏ để thăm dò xu hướng người dùng, trong đó Mochi sau 4 tháng mở cửa đã thu về hơn 200.000 người chơi.
Lại nói về các công ty chi nhánh của Trung Quốc tại Việt Nam thì giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu trước đây Kunlun bị chính phủ Việt Nam trục xuất vì trốn thuế thì mới đây họ đã trở lại và phát hành một gMO mới.
Hay Mobogenie chỉ còn chi nhánh ở Hà Nội còn tại Tp.Hồ Chí Minh thì chỉ có LemonGame, UC web, 37Wan và công ty con của Oppo là Ingame đang hoạt động.
Chúng tôi cũng đến gặp công ty Appota và được biết hiện công ty này đang tham gia vào chuỗi hình thức kinh doanh dạng Win+Trip (chia sẻ và cùng hưởng lợi) với Ingame theo tỷ lệ ăn chia 4-6.
Nhìn chung thị trường gMO Việt Nam đang có chiều hướng hội nhập và phát triển mạnh. Trong đó Soha Game nổi cộm với 24 game, VTC 12 game, Appota 8 game, MCCorp 4 game và VNG 4 game trong năm 2014.
Tuy nhiên khi chúng tôi đến gặp gỡ giao lưu với họ thì hầu hết mỗi công ty này đều cho mình là xếp top 1, 2 trên thị trường, gây khó khăn cho chúng tôi trong việc phải xác minh sự thật.
Nhưng theo chúng tôi tìm hiểu thì cơ cấu hợp tác của mỗi công ty đều khác nhau. Như Soha Game theo kiểu độc quyền phát hành, chia sẻ doanh thu hàng tháng chẳng hạn. Dù lượng game nhận vào tương đối nhiều nhưng chất lượng chỉ ở mức B. Hay Appota vì có cổng Appvn nên chủ yếu là hợp tác phát hành và phân phối là chính. Riêng VNG do xuất phát sau nên chủ yếu tìm các gMO chất lượng, ưu việt để độc quyền phát hành hòng mở rộng thị phần.
Nhìn chung khó khăn của thị trường gMO Việt Nam chủ yếu đến từ 2 vấn đề. Thứ 1 là sự hỗ trợ thanh toán từ bên thứ 3, thứ 2 là mặt tìm kiếm user tham gia vào game. Bởi lẽ ở Việt Nam chưa có cổng game hay cổng thông tin game nào đủ lực để cạnh tranh với Appstore và GooglePlay, trong khi mới chỉ có 2 cổng Appvn và Mobogenie hiệu quả cũng thấp hơn Trung Quốc rất nhiều.
2014 là một năm đột phá đối với thị trường game mobile
Theo thống kê doanh thu từ game của năm 2014 đa tăng một cách nhảy vọt và cán cân giữa game mobile và game PC đang ngày một cân bằng cụ thể là doanh thu của thị trường game Việt Nam ước đạt khoảng 6000 tỷ đồng trong đó game mobile (bao gồm cả game mobile online) chiếm khoảng 1000 tỷ đồng.Như vậy tiềm năng và xu thế của game mobile đã tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp game còn non trẻ ở Việt Nam. Ước tính cả nước hiện có khoảng 40 doanh nghiệp, studio tham gia sản xuất và phát hành game mobile. Và nổi trội trong đó phải nhắc đến sự kiện Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông từng đứng đầu bảng xếp hạng AppStore thế giới.
Thị trường game mobile Việt Nam có tiềm năng phát triển như thế là một mặt nhờ vào số người dùng internet lẫn sở hữu Smartphone tăng nhanh chóng. Theo đó Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng thiết bị Smartphone với 17 triệu máy được tung ra thị trường. Do đó trong vòng 2 năm trở lại đây, game mobile online (gMO) cũng trở thành mảnh đất màu mỡ để các NSX, NPH Game cạnh tranh quyết liệt.
Appota một công ty nhanh nhậy trong thị trường game mobile
Được thành lập vào năm 2011 cho đến nay công ty Appota đã có 170 nhân viên và hơn 20 triệu đầu số khách hàng. Về mặt sản phẩm thì công ty có rất nhiều hệ sinh thái và các ứng dụng di động riêng trên thị trường như cổng thông tin Gamehub cung cấp tin tức game hot nhất với hơn hàng trăm ngàn lượt truy cập di động mỗi ngày, nền tảng game xã hội OnClan tiên tiến.
Đặc biệt kho game mobile Appvn được đánh giá là lớn thứ hai tại Việt Nam chỉ sau Appstore. Nền tảng này hiện đang có 12 triệu người sử dụng với ước lượng thanh toán trực tiếp từ kênh 17%, SMS 55% và qua ngân hàng online 3%.
Trong khi đó tổng lượt tải về từ đây đạt 27 triệu lượt và mức độ truy cập trung bình cho mỗi đầu game trên Appvn sấp sỉ khoảng 2000 người. Nhìn chung lượt tải game trên Appvn không cao bằng Appstore song mức tiền thu về từ đây lại rất hấp dẫn.
Ông Trần Bảo Anh - Đại diện Appota chia sẻ: Tổng doanh thu của các đầu game di động chạy trên hệ điều hành iOS thường cao hơn Android 1.5 lần. Tuy nhiên 80% doanh thu kiếm được về cho đơn vị kinh doanh là qua hệ thống phân phối Appvn hay tạm gọi là nền tảng iOS Việt Nam, trong đó phần nợ xấu từ cổng phân phối của Apple lên đến 5%.
Còn về nền tảng Android lại khá linh hoạt, đơn vị kinh doanh có thể phân phối game đến người dùng qua nền tảng của riêng mình hay Google Playhoặc Appvn. Cho nên xét về cơ bản thì khoản nợ xấu ở mảng Android là rất nhỏ, không đáng lưu tâm.
Tựu chung sau khi chia tỷ lệ R&D thì Appvn được thụ hưởng khoản lợi nhuận từ 1 sản phẩm vào tầm 36%. Song tỷ lệ này chưa phải cố định, nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào bên đối tác cũng như tiềm năng của sản phẩm.
Khi được hỏi về những thách thức hiện nay mà Appota phải đối mặt, ôngTrần Anh nói: "Hiện chúng tôi đang phải đối đầu với 2 thách thức lớn nhất chính là về mặt con người sau là đối thủ. Bởi lẽ ngưỡng tuyển dụng nhân sự ở Appota khá cao, đòi hỏi ứng viên phải có 7 năm kinh nghiệm trong ngành game trở lên.
Kế đến là đối thủ VNG, đây là công ty kinh doanh game và giải trí số hàng đầu ở Việt Nam, tương đương vị thế Tencent ở Trung Quốc. Nhưng lợi thế của công ty này hiện chủ yếu nằm ở mảng web và gần đây nhất là các ứng dụng di động. Ngoài VNG ra thì khối đại gia đình VTC kinh doanh mảng game cũng khiến chúng tôi chú ý. Tuy nhiên, hiện các sản phẩm của họ cũng có mặt trên hệ thống phân phối của chúng tôi.
Xét tổng thể thì bước sang năm 2015 chúng tôi rất tự tin để đương đầu với thử thách và sự thay đổi của thị trường. Đi kèm đó Appota sẽ mở rộng nhiều mảng kinh doanh, hỗ trợ khác để tối ưu hóa hệ thống, phục vụ nhu cầu của cả khách hàng lẫn người dùng".
Đánh giá về tiềm năng của đại bộ phận kinh doanh, sản xuất game mobile ở Việt Nam, ông Trần Anh chia sẻ: "Số lượng đội ngũ nhân sự phát triển và phân phối game ở Việt Nam chưa nhiều. Theo đó toàn bộ nhân sự ở mảng này chỉ rơi vào ngưỡng 2000 người và khoảng 50 công ty. Cũng theo dữ liệu thống kê từ hệ thống của chúng tôi thì số người hoạt động, tham gia vào game hàng ngày đạt khoảng 15.000 người".
Soha game một công ty tiếng tăm trong làng game mobile
Được thành lập vào năm 2010, Soha Game là công ty con của tập đoànVCCorp. Hiện hãng đang có 2 văn phòng đại diện ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với tổng nhân sự khoảng 200 người, tập trung nhiều ở văn phòng Hà Nội và mỗi dự án có khoảng từ 7~8 người đảm nhiệm.
Tuy nhiên phải mãi đến năm 2012, người ta mới biết đến Soha Game nhiều khi công ty này lên tục tung ra các sản phẩm mobile và chạm ngưỡng 700.000 người install apps (cài game) trong 1 năm.
Ông Martin - Người phụ trách mảng thị trường của công ty Soha Game chia sẻ với chúng tôi rằng Việt Nam có 20 triệu người dùng Facebook, 14,2 triệu người dùng OTT (các ứng dụng di động).Doanh thu chủ yếu trong 2013 đến từ các game xã hội, sang năm 2014 game chạy hệ điều hành iOS có tổng cộng 111 game, trong đó Appstore chiếm 89 game, cổng thứ 3 chiếm 22 game.
Về hệ điều hành Android thì có tổng cộng 92 game, trong đó Google Play chiếm 47 game, cổng thứ 3 chiếm 18 game.Thể loại Game được yêu thích nhất năm 2014 ở Việt Nam là thể loại giải trí đơn giản (18 game), RPG turn-base (14 game), MMORPG (7 game), thẻ bài (8 game), SLG (4 game).
Cũng theo ông Martin thì hiện Soha Game đang tìm kiếm các gMO chủ yếu đến từ Trung Quốc thông qua các đầu mối quan hệ thân thiết và tiềm năng như 91..., 360...,Đồng thời hãng còn tiếp cận các nhóm làm game mobile đứng từ top 3 trở lên ở thị trường Trung Quốc để đặt vấn đề mua các gói sản phẩm mới, cũ tùy theo dòng chảy của thị trường.
Và 2 sản phẩm hot nhất của Soha Game ở mặt trận mobile chính là iGà vàNgộ Không Truyền Kỳ. Trong đó iGà có 55 máy chủ, số lượng người chơi 937.000, doanh thu cao nhất cán mốc 3,6 triệu USD. Còn Ngộ Không Truyền Kỳ có 82 máy chủ, số lượng người chơi 495.000, doanh thu cao nhất cán mốc 2,4 triệu USD.
Hiện các sản phẩm gMO của Soha Game chủ yếu là MMORPG về đề tài võ thuật, kiếm hiệp.
MCCorp - Người tiên phong trong làng game mobile
Được thành lập vào năm 2011, MCCorp là công ty con của tập đoàn Tinh Vân. Đồng thời MCCorp cũng là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh gMO tại thị trường Việt Nam. Hiện công ty đang sở hữu khoảng 8 triệu người dùng và có 70 nhân viên, phân bố đều trên cả 2 đầu cầu đất nước là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Điểm mạnh của MCCorp chính là hệ thống thanh toán phủ rộng và linh hoạt mang tên MCpay. Đây là đơn vị tiền ảo dùng cho các đầu game của công ty đồng thời có khả năng mở rộng sang các lãnh vực mua sắm trực tuyến khác. Hiện MCpay đang có 15.000 cửa hàng, đại lý phân phối. Kế đến là cổng game Mobay, đây được biết đến như một mạng lưới thông tin, thư viện, cổng phân phối và mạng xã hội lớn bậc nhất Việt Nam chuyên về gMO.
Ông Đức Linh - CEO của MCCorp cho biết MCCorp đã phát hành 14 game ra thị trường, đồng thời có 5 hạng mục game mới đang trong giai đoạn chuẩn bị ra mắt. Thị phần của công ty trên thị trường là Appstore chiếm 20%, Googleplay 50%, Appvn 30%. Trong đó 1 đầu game có số lượng active user đạt ngưỡng 5000~7000, thậm chí đối với game tốt nhất có thể đạt mức 12.000
Và 2 sản phẩm gMO hot nhất của hãng chính là King Online 2 và Minh Châu Online. Theo đó King Online 2 có số lượng người chơi mới đạt 5000, ARPU (doanh thu trung bình trên một khách hàng) đạt 10 USD, còn Minh Châu Online có tổng số người chơi đạt 170.000 người.
Bản báo cáo này chủ yếu điều tra về năng lực tiêu dùng, sinh hoạt cũng như phương thức tiêu phí qua thiết bị di động của người dùng Việt Nam. Đồng thời chúng tôi có thêm vào số liệu nửa năm đầu 2014 của thị trường game mobile Trung Quốc để so sánh. Hy vọng chúng có thể giúp các NSX, NPH gMO hiểu rõ thêm về thị trường Việt Nam.
Thị trường gMO Việt Nam có độ tuổi phân bố như sau: 18 tuổi chiếm 28%, 18-24 tuổi chiếm 28%, 25-35 tuổi chiếm 27%, trên 35 tuổi chiếm 18%. Còn ở Trung Quốc thì 25-40 tuổi chiếm 62%, độ tuổi thanh niên là chủ lực.
Đồng thời 3/4 người dùng đều là nam giới, số liệu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Còn ở Trung Quốc tỉ lệ là 3/2, chiếm 60.2% tổng phân loại giới tính người chơi.
Về mặt giáo dục, nghiên cứu sinh chiếm 32%, đại học chính quy chiếm 21%, phổ thông trung học chiếm 34%, không có đi học chiếm chiếm 14% cũng là cao nhất Đông Nam Á. Trong khi ở Trung Quốc thì tương phản, cao học chiếm 33.2%, trung học chiếm 29.4%, tiểu học chiếm 3.5%.
Về nghề nghiệp, 1/3 người chơi đều là học sinh, 34% là nhân viên công chức, cá nhân kinh doanh chiếm 4%, các bà nội trợ 2%, nghỉ hưu hoặc thất nghiệp 6%. Còn ở Trung Quốc các nhân viên freelancer chiếm 23%, cá thể kinh doanh và chủ công ty chiếm đa số.
Trong 1 tháng, 70% download apps và game. Trong đó download clip 51%, nhạc 35% và chủ đề khác 38%. Còn ở Trung Quốc đa phần người dùng đều tập trung ở phần giải trí, tin tức và mạng xã hội. Trong đó IM (giao tiếp bằng tin nhắn hay tin nhắn thoại) chiếm 60%, tin tức 43%, giải trí 38%.
57% người dùng Việt Nam hi vọng thông qua quảng cáo giúp đỡ download các nội dung cập nhật, 46% hi vọng thông qua quảng cáo nhận các ưu đãi, 33% thông qua quảng cáo để định vị.
Các kênh phân phối game mobile nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể tên nhưAppvn (Appota), App360 (VNG), mWork và ViMarket.
- Với 3$ tháng người dùng có thể sử dụng mạng 3G thoải mãi và dung lượng giới hạn tải về vào khoảng 600Mb.
- Với 15$ tháng người dùng có thể sử dụng mạng 3G không giới hạn và dung lượng tải về
- Tốc độ mạng 3G rơi vào khoảng 14/2Mbps còn mạng Internet bình thường thì khoảng tầm 4~8Mbps
Số người dùng mạng MobiFone để chơi game chiếm thị phần lớn nhất, tăng 38,1%. Lượt tải game từ Google Play vẫn cao hơn Appstore 3 lần, nhưng tỉ lệ xóa và thoát game khá cao. Và hình thức kinh doanh chủ yếu của các gMO tại Việt Nam là bán hệ thống VIP, quay số - rút thăm trúng thưởng vật phẩm hiếm và thu thập các thẻ bài - anh hùng.
Người chơi trả phí rơi vào ngưỡng 10% trong tổng số 100% người dùng. Trong đó khoảng tiền bỏ ra 20 triệu đồng/tháng chiếm 65%, 200k~5 triệu đồng/tháng chiếm 31% và trả cao hơn 5 triệu đồng/tháng chiếm 4%.
Top thể loại mang lại doanh thu cao nhất ở thị trường Việt Nam là game bài bạc, game thẻ bài, game giải trí (đa số là game âm nhạc và bắn súng canh tọa độ) và cuối cùng là MMORPG.
Người thành thị chiếm 31%, nông thôn 69%.
Số người dùng mobile đạt 139%, tương đương 127 triệu máy.
Trong 17 triệu người chơi game mobile thì dưới 30 tuổi chiếm 54%.
Tuổi người dung: 10-20 chiếm 21%, 20-35 chiếm 49%, 35-50 chiếm 28%, 50 trở lên 2%.
Trong đó Nam chiếm 56%, nữ chiếm 44%,
Tablet (máy tính bảng) chiếm 8%, Smartphone chiếm 92%
So sánh chỉ số Tháng 5/2012:
- Các dịch vụ OTT nổi tiếng ở Việt Nam có Wechat, Line ở ngưỡng dưới 1 triệu người dùng
- Số người dùng Smartphone chỉ có 6 triệu
- Số công ty tham gia phát hành game mobile: Gần 10 công ty
- Quy mô thị trường: mỗi tháng không đạt nổi 1 triệu USD.
Với chỉ số Tháng 5/2014:
- Các dịch vụ OTT nổi tiếng ở Việt Nam có Zalo, Line, Viber trên 10 triệu người dùng.
- Số người dùng Smartphone có 22 triệu
- Số công ty tham gia phát hành game mobile: Dưới 50 công ty
- Quy mô thị trường: mỗi tháng đạt hơn 10 triệu USD.
Dự đoán thị trường game mobile Việt Nam sẽ cán mốc 28 triệu $ vào cuối năm 2014, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoài. Tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm tiếp theo, dự kiến vào năm 2017 thị trường sẽ đạt 38 triệu $.
Thị phần game mobile đạt 2/3 so với thị trường game PC. Ước tính tổng số game mobile được tung ra vào năm 2014 đạt gần 210 game.
Game miễn phí thường có mức lợi nhuận gấp 10 lần so với game trả phí ban đầu, điển hình là gMO chạy hệ điều hành Android. Với lại các ứng dụng, bộ cài yêu cầu trả phí dễ dàng bị bẻ rack.
Và như đa số thị trường game mobile trên thế giới thì thị trường Việt Nam đối với các ứng dụng, bộ cài game trả phí cũng mấy không khả quan.Theo số liệu của Appota chia sẻ thì mức thu nhập của ứng dụng trả phí chiếm 3-5%, ngoài ra còn không ngừng giảm xuống.
Kiến nghị: Đưa ra bộ cài miễn phí
Cổng thanh toán toàn diện
Ngoại trừ thanh toán bằng thẻ quốc tế, phần lớn người dùng Việt Nam thích trả phí thông qua SMS, thẻ cào, ví điện tử, ngân hàng, tín dụng.
Trong đó thường gặp nhất là SMS, nhưng phí chia sẻ với nhà mạng lại cao nhất trong tất cả các hình thức khác với tỉ lệ ăn chia giao động 50~70%. Trong khi các loại hình thanh toán khác cũng chỉ trong tầm 5~15%.
Vậy nên trước mặt vì muốn đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà phát triển, thì NPH phải cố gắng giảm thấp tỉ lệ chia sẻ của cổng SMS, nhưng xét trên phương diện linh hoạt và phổ cập, cách thanh toán bằng SMS là vô pháp thay thế ở thị trường Việt Nam.
Kiến nghị: dùng SMS để thu phí các loại giao dịch nhỏ, loại to thì dùng thẻ tín dụng. Ít nhất phải dùng cả 2 phương thức trên để đảm bảo lợi nhuận cơ bản cho sản phẩm.
Kết nối các mạng xã hội
Facebook là cổng kết nối lớn nhất, mặc dù còn nhiều cổng khác nhưng lượng người dùng ở đấy là tương đối ít. Và tại thị trường Việt Nam bạn chỉ cần kết nối ID vào tài khoản Facebook là đủ. Thế nên khi bắt đầu ra mắt trang chủ, diễn đàn, fanpage hay mở game thì NPH nên tích hợp ID Facebook vào hệ thống. Bởi cách làm này sẽ giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận vào sản phẩm và đỡ mất quá nhiều thời gian, thao tác cho việc đăng ký 1 tài khoản mới.
Kiến nghị: Kết hợp Facebook vào ID Game, hoặc cho phép nhiều kiểu đăng ký khác nhau.
Bản địa hóa tốt
Cho dù một số game có tồn tại phiên bản tiếng Anh, nhưng nếu game có ngôn ngữ là tiếng Việt thì nhận được rất nhiều hảo cảm của người chơi.Đồng thời Việt hóa cũng không tốn quá nhiều thời gian và cũng tương đối rẻ. Theo tham khảo của chúng tôi một game có khoảng 10.000 chữ, Việt hóa chỉ cần 2 tuần lễ là xong.
Kiến nghị: Việt hóa game sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi với gamer. Đặc biệt ở một số tính năng, giao diện nên thiết kế lại cho hợp với văn hóa, gu thẩm mỹ của người dùng Việt Nam.
Cổng phát hành và quảng bá ở Việt Nam tương đối phức tạp và hoạt động với nhiều loại hình trạng. Trước mặt tại Việt Nam Appvn là cổng nổi tiếng nhất, có hơn 8.400.000 thành viên, lượng active user đạt 3.500.000. Đây được công nhận là Store download gMO lớn nhất Việt Nam chỉ xếp sau Google Play.
Kiến nghị: Quan tâm đặc biệt đến bên phân phối trung gian hoặc bên thứ 3 như Appvn, App360, mWork và ViMarket.
Hợp tác với các đại lý phân phối gMO qua cổng WAP
Ngoại trừ các website lớn từ kênh thông tin, báo chí game ra thì các diễn đàn, cổng WAP nhỏ cũng là 1 kênh quảng cáo không tệ. Bởi tại Việt Nam người dùng mobile vẫn còn lưu giữ thói quen sử dụng các hệ thống java cũ.
Ước tính mỗi ngày có hơn vạn truy cập lên WAP, mặc dù nội dung đơn giản nhưng lại thu hút người dùng. Các nhà phát triển có thể liên hệ người quản lý của các WAP nhỏ để làm quảng cáo sản phẩm.
Kiến nghị: Nếu gMO nhỏ, chất lượng loại B,C thì nên hợp tác nhiều hơn với WAP
Quảng cáo trên nền CPA
Nếu là gMO giải trí, dễ chơi thì NPH gMO có thể thông qua nhà mạng để quảng bá. Nhưng phương thức này rất dễ gây phản cảm cho người dùng và sự can thiệp hạn chế từ chính phủ.
Và CPM trở thành lựa chọn thứ 2 với mô hình quảng cáo eCPI và CPA.
CPA trước mắt vừa mới bắt đầu triển khai, kỹ thuật bản địa vẫn chưa đủ lực để hỗ trợ tốt nhất. Một số hỗ trợ quảng cáo CPA là Golden Sun, Appota, COOL, BDA…v...v...(đơn vị hay đại lý nào ở Việt Nam đang làm những công đoạn này có thể liên hệ email ythienlong@playpark.vn để cho xuất hiện vào bài)
Kiến nghị: Nên dùng CPA để quảng cáo, đẩy sản phẩm ra bên ngoài. Đồng thời đây cũng là cách để bạn thăm dò và đánh giá hiệu quả của sản phẩm trong thời gian nhanh nhất có thể.
- Với 15$ tháng người dùng có thể sử dụng mạng 3G không giới hạn và dung lượng tải về
- Tốc độ mạng 3G rơi vào khoảng 14/2Mbps còn mạng Internet bình thường thì khoảng tầm 4~8Mbps
Số người dùng mạng MobiFone để chơi game chiếm thị phần lớn nhất, tăng 38,1%. Lượt tải game từ Google Play vẫn cao hơn Appstore 3 lần, nhưng tỉ lệ xóa và thoát game khá cao. Và hình thức kinh doanh chủ yếu của các gMO tại Việt Nam là bán hệ thống VIP, quay số - rút thăm trúng thưởng vật phẩm hiếm và thu thập các thẻ bài - anh hùng.
Người chơi trả phí rơi vào ngưỡng 10% trong tổng số 100% người dùng. Trong đó khoảng tiền bỏ ra 20 triệu đồng/tháng chiếm 65%, 200k~5 triệu đồng/tháng chiếm 31% và trả cao hơn 5 triệu đồng/tháng chiếm 4%.
Top thể loại mang lại doanh thu cao nhất ở thị trường Việt Nam là game bài bạc, game thẻ bài, game giải trí (đa số là game âm nhạc và bắn súng canh tọa độ) và cuối cùng là MMORPG.
Người thành thị chiếm 31%, nông thôn 69%.
Số người dùng mobile đạt 139%, tương đương 127 triệu máy.
Trong 17 triệu người chơi game mobile thì dưới 30 tuổi chiếm 54%.
Tuổi người dung: 10-20 chiếm 21%, 20-35 chiếm 49%, 35-50 chiếm 28%, 50 trở lên 2%.
Trong đó Nam chiếm 56%, nữ chiếm 44%,
Tablet (máy tính bảng) chiếm 8%, Smartphone chiếm 92%
So sánh chỉ số Tháng 5/2012:
- Các dịch vụ OTT nổi tiếng ở Việt Nam có Wechat, Line ở ngưỡng dưới 1 triệu người dùng
- Số người dùng Smartphone chỉ có 6 triệu
- Số công ty tham gia phát hành game mobile: Gần 10 công ty
- Quy mô thị trường: mỗi tháng không đạt nổi 1 triệu USD.
Với chỉ số Tháng 5/2014:
- Các dịch vụ OTT nổi tiếng ở Việt Nam có Zalo, Line, Viber trên 10 triệu người dùng.
- Số người dùng Smartphone có 22 triệu
- Số công ty tham gia phát hành game mobile: Dưới 50 công ty
- Quy mô thị trường: mỗi tháng đạt hơn 10 triệu USD.
Dự đoán thị trường game mobile Việt Nam sẽ cán mốc 28 triệu $ vào cuối năm 2014, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoài. Tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại trong năm tiếp theo, dự kiến vào năm 2017 thị trường sẽ đạt 38 triệu $.
Thị phần game mobile đạt 2/3 so với thị trường game PC. Ước tính tổng số game mobile được tung ra vào năm 2014 đạt gần 210 game.
8 điều kiện giúp gMO không chết yểu khi ra mắt ở thị trường Việt Nam
Game miễn phí thường có mức lợi nhuận gấp 10 lần so với game trả phí ban đầu, điển hình là gMO chạy hệ điều hành Android. Với lại các ứng dụng, bộ cài yêu cầu trả phí dễ dàng bị bẻ rack.
Và như đa số thị trường game mobile trên thế giới thì thị trường Việt Nam đối với các ứng dụng, bộ cài game trả phí cũng mấy không khả quan.Theo số liệu của Appota chia sẻ thì mức thu nhập của ứng dụng trả phí chiếm 3-5%, ngoài ra còn không ngừng giảm xuống.
Kiến nghị: Đưa ra bộ cài miễn phí
Cổng thanh toán toàn diện
Ngoại trừ thanh toán bằng thẻ quốc tế, phần lớn người dùng Việt Nam thích trả phí thông qua SMS, thẻ cào, ví điện tử, ngân hàng, tín dụng.
Trong đó thường gặp nhất là SMS, nhưng phí chia sẻ với nhà mạng lại cao nhất trong tất cả các hình thức khác với tỉ lệ ăn chia giao động 50~70%. Trong khi các loại hình thanh toán khác cũng chỉ trong tầm 5~15%.
Vậy nên trước mặt vì muốn đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà phát triển, thì NPH phải cố gắng giảm thấp tỉ lệ chia sẻ của cổng SMS, nhưng xét trên phương diện linh hoạt và phổ cập, cách thanh toán bằng SMS là vô pháp thay thế ở thị trường Việt Nam.
Kiến nghị: dùng SMS để thu phí các loại giao dịch nhỏ, loại to thì dùng thẻ tín dụng. Ít nhất phải dùng cả 2 phương thức trên để đảm bảo lợi nhuận cơ bản cho sản phẩm.
Kết nối các mạng xã hội
Facebook là cổng kết nối lớn nhất, mặc dù còn nhiều cổng khác nhưng lượng người dùng ở đấy là tương đối ít. Và tại thị trường Việt Nam bạn chỉ cần kết nối ID vào tài khoản Facebook là đủ. Thế nên khi bắt đầu ra mắt trang chủ, diễn đàn, fanpage hay mở game thì NPH nên tích hợp ID Facebook vào hệ thống. Bởi cách làm này sẽ giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận vào sản phẩm và đỡ mất quá nhiều thời gian, thao tác cho việc đăng ký 1 tài khoản mới.
Kiến nghị: Kết hợp Facebook vào ID Game, hoặc cho phép nhiều kiểu đăng ký khác nhau.
Bản địa hóa tốt
Cho dù một số game có tồn tại phiên bản tiếng Anh, nhưng nếu game có ngôn ngữ là tiếng Việt thì nhận được rất nhiều hảo cảm của người chơi.Đồng thời Việt hóa cũng không tốn quá nhiều thời gian và cũng tương đối rẻ. Theo tham khảo của chúng tôi một game có khoảng 10.000 chữ, Việt hóa chỉ cần 2 tuần lễ là xong.
Kiến nghị: Việt hóa game sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi với gamer. Đặc biệt ở một số tính năng, giao diện nên thiết kế lại cho hợp với văn hóa, gu thẩm mỹ của người dùng Việt Nam.
Lựa chọn cổng phân phối, phát hành |
Kiến nghị: Quan tâm đặc biệt đến bên phân phối trung gian hoặc bên thứ 3 như Appvn, App360, mWork và ViMarket.
Hợp tác với các đại lý phân phối gMO qua cổng WAP
Ngoại trừ các website lớn từ kênh thông tin, báo chí game ra thì các diễn đàn, cổng WAP nhỏ cũng là 1 kênh quảng cáo không tệ. Bởi tại Việt Nam người dùng mobile vẫn còn lưu giữ thói quen sử dụng các hệ thống java cũ.
Ước tính mỗi ngày có hơn vạn truy cập lên WAP, mặc dù nội dung đơn giản nhưng lại thu hút người dùng. Các nhà phát triển có thể liên hệ người quản lý của các WAP nhỏ để làm quảng cáo sản phẩm.
Kiến nghị: Nếu gMO nhỏ, chất lượng loại B,C thì nên hợp tác nhiều hơn với WAP
Quảng cáo trên nền CPA
Nếu là gMO giải trí, dễ chơi thì NPH gMO có thể thông qua nhà mạng để quảng bá. Nhưng phương thức này rất dễ gây phản cảm cho người dùng và sự can thiệp hạn chế từ chính phủ.
Và CPM trở thành lựa chọn thứ 2 với mô hình quảng cáo eCPI và CPA.
CPA trước mắt vừa mới bắt đầu triển khai, kỹ thuật bản địa vẫn chưa đủ lực để hỗ trợ tốt nhất. Một số hỗ trợ quảng cáo CPA là Golden Sun, Appota, COOL, BDA…v...v...(đơn vị hay đại lý nào ở Việt Nam đang làm những công đoạn này có thể liên hệ email ythienlong@playpark.vn để cho xuất hiện vào bài)
Kiến nghị: Nên dùng CPA để quảng cáo, đẩy sản phẩm ra bên ngoài. Đồng thời đây cũng là cách để bạn thăm dò và đánh giá hiệu quả của sản phẩm trong thời gian nhanh nhất có thể.
Người trong cuộc tiết lộ
Ông Trần Vinh Quang - Phụ trách thị trường nước ngoài của Appota chia sẻ về cách thức hoạt động của hệ thống Appvn. Theo đó khi sản phẩm gia nhập cổng Appvn, công ty Appota sẽ dùng mọi tại nguyên có sẵn để hỗ trợ quảng bá, đưa game đến tay người dùng.
Ví dụ thông qua trang tin Gamehub để quảng bá (hiện mỗi ngày có khoảng 600.000 lượt tìm kiếm game trên đây), kế đến là mạng xã hội Onclan và quảng bá thông qua GSM và kết hợp quảng cáo trên cổng âm nhạc NCT. Ngoài ra công ty Appota còn cung cấp OEM (Oppo, Avio), ngoài ra user Line mỗi tháng đều tăng trưởng 5000 user, lượng fan trên Facebook đạt 360.000.
Nói thêm về quá trình hợp tác với các bên sản xuất game Trung Quốc, ông Quang cho biết hiện Appota gặp phải 2 vấn đề trở ngại lớn nhất chính là vấn đề bản quyền đắt đỏ và thứ hai là vấn đề hỗ trợ, hợp tác chậm so với tiến độ ban đầu.
Bởi hiện này mức phí mua bản quyền các game mobile online chất lượng đang bị đẩy giá lên rất cao. Điều này phát sinh chủ yếu từ bên đối tác Trung Quốc khi có động thái tác động tiêu cực lên thị trường game, đối tác ở Việt Nam. Việc làm này kéo theo đó là sự nhận thức sai lệch về việc hợp tác và chế độ chia sẻ kinh doanh, khiến chúng tôi khá vất vả trong việc thuyết phục và giải thích.
Còn vấn đề bên đối tác hỗ trợ và phối hợp không bài bản cũng khiến kế hoạch ra game gặp rất nhiều trở ngại và tác động không nhỏ vào sự thành bại của sản phẩm.
Các công ty kinh doanh game mobile Việt Nam trong mắt doanh nhân Trung Quốc
Sau chuyến thăm Thái Lan lần này chúng tôi tiếp tục đến Việt Nam. Và Sự kiện Win+Trip lần này chủ yếu gặp gỡ các công ty lớn ở Hà Nội và Tp.Hồ chí Minh.
Có thể nói cơ cấu phức tạp của VTC đã vượt quá sức tượng tượng của chúng tôi. VTC có các công ty con là VTC Mobile, VTC Game, VTC Online, VTC Intecom và VTC E.A.C, đều có chi nhánh ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Nhưng làm về mảng game online thì chỉ có 3 công ty đầu, nội bộ tranh đấu giành giật game với nhau rất là kịch liệt.
Lần này chúng tôi chủ yếu đến gặp gỡ VTC Online, khi giới thiệu về nghiệp vụ thì họ có nhắc đến cuộc thi miss Teen rất có sức thu hút đối với nam giới, người phiên dịch đi cùng với chúng tôi cũng bộc lộ vẻ kích động khi cho rằng sự kiện này rất là hot.
Khi hỏi đến tình hình quảng cáo của thị trường gMO Việt Nam trên truyền hình, báo chí, tạp chí như thế nào? VTC cường điệu rằng chính phủ Việt Nam rất hạn chế loại quảng cáo này, thậm chí không thể triển khai.
Quay trở về với VNG, mặc dù trong năm nay công ty này mới bắt đầu triển khai gMO nhưng thực lực rất mạnh.
Hiện VNG đã ký xong hợp đồng mua 5 game mobile online lớn từ Trung Quốc và đang ra sức để quáng bá và lần lượt tung các sản phẩm này ra thị trường trong khoảng cuối năm 2014 và đầu năm 2015.
Trước mắt phần mềm OTT Zalo đã tiến hành ra mắt một số game mobile online nhỏ để thăm dò xu hướng người dùng, trong đó Mochi sau 4 tháng mở cửa đã thu về hơn 200.000 người chơi.
Lại nói về các công ty chi nhánh của Trung Quốc tại Việt Nam thì giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu trước đây Kunlun bị chính phủ Việt Nam trục xuất vì trốn thuế thì mới đây họ đã trở lại và phát hành một gMO mới.
Hay Mobogenie chỉ còn chi nhánh ở Hà Nội còn tại Tp.Hồ Chí Minh thì chỉ có LemonGame, UC web, 37Wan và công ty con của Oppo là Ingame đang hoạt động.
Chúng tôi cũng đến gặp công ty Appota và được biết hiện công ty này đang tham gia vào chuỗi hình thức kinh doanh dạng Win+Trip (chia sẻ và cùng hưởng lợi) với Ingame theo tỷ lệ ăn chia 4-6.
Nhìn chung thị trường gMO Việt Nam đang có chiều hướng hội nhập và phát triển mạnh. Trong đó Soha Game nổi cộm với 24 game, VTC 12 game, Appota 8 game, MCCorp 4 game và VNG 4 game trong năm 2014.
Tuy nhiên khi chúng tôi đến gặp gỡ giao lưu với họ thì hầu hết mỗi công ty này đều cho mình là xếp top 1, 2 trên thị trường, gây khó khăn cho chúng tôi trong việc phải xác minh sự thật.
Nhưng theo chúng tôi tìm hiểu thì cơ cấu hợp tác của mỗi công ty đều khác nhau. Như Soha Game theo kiểu độc quyền phát hành, chia sẻ doanh thu hàng tháng chẳng hạn. Dù lượng game nhận vào tương đối nhiều nhưng chất lượng chỉ ở mức B. Hay Appota vì có cổng Appvn nên chủ yếu là hợp tác phát hành và phân phối là chính. Riêng VNG do xuất phát sau nên chủ yếu tìm các gMO chất lượng, ưu việt để độc quyền phát hành hòng mở rộng thị phần.
Nhìn chung khó khăn của thị trường gMO Việt Nam chủ yếu đến từ 2 vấn đề. Thứ 1 là sự hỗ trợ thanh toán từ bên thứ 3, thứ 2 là mặt tìm kiếm user tham gia vào game. Bởi lẽ ở Việt Nam chưa có cổng game hay cổng thông tin game nào đủ lực để cạnh tranh với Appstore và GooglePlay, trong khi mới chỉ có 2 cổng Appvn và Mobogenie hiệu quả cũng thấp hơn Trung Quốc rất nhiều.
Nguồn: playpark.vn/
0 comments:
Post a Comment